5 phong cách kiến trúc Châu Âu thịnh hành nhất hiện nay

Kiến trúc

Phong cách kiến trúc Châu Âu thu hút bởi thiết kế đồ sộ. Dù có mặt từ hàng trăm năm trước nhưng đến nay nó vẫn được sử dụng rất thịnh hành.

Kiến trúc Châu Âu – Roman

Kiến trúc Châu Âu – Roman

Có thể nói, Phong cách kiến trúc được thiết kế theo kiểu mái vòm cong với các khối cột. Nét đặc trưng của kiến trúc Roman. Mô hình kiến trúc nổi bật này ra đời vào khoảng thế kỷ 11 và thế kỷ 12. Và thịnh hành ở các quốc gia như Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha.

Trong đó, công trình nổi bật, biểu hiện rõ nhất cho kiểu kiến trúc Trung và Tây Âu này phải nhắc đến là Đền Pantheon – Ý. Nó được xây dựng với các cột trụ bao quanh ở bên ngoài và mái vòng bên trong của ngôi đền. Đây cũng là phong cách kiến trúc Roma điển hình trong các khu tôn giáo tại nhà thờ và trong tu viện.

Hoặc chúng ta cũng có thể tham khảo các công trình kiến trúc lớn khác như: Đấu trường La Mã cổ đại; Tháp nghiêng Pisa – biểu tượng kiến trúc cổ đại của nước Ý. Qua đó có thể thấy, lối thiết kế chung nhất là nó thể hiện tính phòng thủ cần sự kiên cố vững chắc.

Phong cách kiến trúc Châu Âu Gothic

Kiến trúc Châu Âu Gothic là một trong những kiểu kiến trúc trung cổ nổi bật của nước pháp. Và vẫn rất thịnh hành trong suốt hàng trăm năm qua. Kiến trúc Gothic là sự học hỏi và sáng tạo từ kiến trúc Roman phát triển từ nửa sau thời Trung cổ ở Tây Âu.

Đến nay, chúng ta vẫn có cơ hội được ngắm kiểu kiến trúc này tại nhà thờ Đức Bà Paris. Mặc dù nhà thờ đã bị cháy vào đầu năm 2019. Tuy nhiên những phong cách kiến trúc cổ vẫn thể hiện rất rõ ràng trong nhà thờ. Khi được thưởng thức kiểu thiết kế này, bất kỳ ai cũng sẽ phải kinh ngạc bởi vẻ đẹp lộng lẫy của nó .

Đặc điểm nổi bật nhất của kiến trúc Gothic là một “ngôi nhà nhiều cửa sổ” với chiều cao, kích thước,… Đều tạo điều kiện để hướng ánh sáng đến nơi thánh đường. Ngoài nhà thờ Đức bà, các bạn có thể chiêm ngưỡng kiến trúc Gothic tại nhà thờ Milan tại nước Ý.

Kiến trúc châu Âu thời kì phục hưng

Trong giai đoạn khoảng giữa thế kỷ 14 và đầu thế kỉ 17, các kiến trúc sư Châu Âu đã không ngừng sáng tạo và học hỏi. Từ tư tưởng kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại để tạo ra một phong cách kiến trúc mới cho thời kỳ này. Phong cách này không chỉ thể hiện tôn giáo mà họ tôn thờ là Thiên Chúa. Cùng tính cách của người dân bản địa mà còn thể hiện rất rõ tình hình chính trị của cuộc sống con người trong giai đoạn này.

Qua những công trình kiến trúc này, ngày nay con người vẫn cảm thấy thán phục các kiến trúc xưa. Khi họ đã biết dựa vào toán học, hình học để sắp xếp trật tự của các cột pilasters, dầm đỡ. Và các loại mái vòm hình bán nguyệt, mái vòm hình bán cầu đối xứng. Và tỉ lệ hình học vô cùng thích hợp.

Phong cách kiến trúc Châu Âu Byzantine

Kiến trúc Byzantine là một trong những phong cách kiến trúc châu âu xuất hiện sau năm 330 sau Công nguyên. Phong cách xây dựng này thuộc về Constantinople (nay là Istanbul, trước đây là Byzantium cổ đại). Các kiến ​​trúc sư Byzantine theo chủ nghĩa chiết trung, thiên về kiến trúc đền thờ La Mã.

Các công trình kiến ​​trúc Byzantine nổi bật với không gian cao vút. Và lối trang trí lộng lẫy: cột và khảm đá cẩm thạch, đồ khảm trên mái vòm, vỉa hè lát đá và đôi khi là trần nhà dát vàng. Điểm đặc biệt nhất phải kể đến đó chính là mái nhà hình vòm.

Kiến trúc Byzantine pha trộn giữa các chi tiết và thiết kế của kiến trúc phương Tây và Trung Đông. Các nhà xây dựng đã từ bỏ Trật tự Cổ điển để ủng hộ các thiết kế cột. Với các khối trang trí lấy cảm hứng từ thiết kế Trung Đông.

Phong cách kiến trúc Châu Âu Baroque

Phong cách này được hoàng gia châu Âu áp dụng vào thế kỷ XVII và là sự ưa thích của các cung điện. Và nhà thờ trên khắp châu Âu cho đến giữa thế kỷ XVIII. Baroque mang đến sự ấn tượng, sang trọng với màu sắc phong phú. Đồ nội thất được thiết kế tinh xảo, phụ kiện mạ vàng. Sàn thường được làm từ vật liệu cao cấp như gỗ nguyên khối hoặc đá cẩm thạch. Những tấm thảm dệt tay có kích thước lớn trong phòng được đặt để làm mềm không gian.

Đồ nội thất có nhiều chi tiết phức tạp. Để tạo điểm nhấn cho các chi tiết trang trí với chân cong. Các chi tiết chạm khắc và mạ vàng

Theo Doanh nhân Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *