6 phong cách kiến trúc Pháp cổ thịnh hành nhất tại Việt Nam

Kiến trúc

Phong cách kiến trúc Pháp khá phổ biến ở nước ta. Cùng chiêm ngưỡng những phong cách đậm chất phương Tây qua các công trình nổi tiếng. Việt Nam sống trong thời Pháp thuộc trong gần một thế kỷ. Do đó phong cách kiến trúc cổ của chúng ta cũng bị ảnh hưởng ít nhiều về lối thiết kế phương tây này. Tuy nhiên, do chúng ta là đất nước bị đô hộ và là thuộc địa của Pháp. Nên những công trình kiến trúc Pháp nổi bật đều là các công trình lớn dành cho chính quyền. Hoặc các vị lãnh đạo cấp cao của chính quyền thực dân. Cùng với từng giai đoạn phát triển của lịch sử nước Pháp, kiến trúc nước Pháp ở Việt Nam cũng phân theo từng giai đoạn kiến trúc khác nhau:

Phong cách kiến trúc Pháp Tiền thực dân

Do bị ảnh hưởng của phong cách thiết kế kiến trúc Pháp cổ. Và để thích ứng với thời tiết nhiệt đới oi bức của Việt Nam. Các công trình kiến trúc phong cách Tiền thực dân thường có mặt bằng hình chữ nhật. Và có hành lang ở phía mặt tiền được tạo thành hình cong bán cầu và có khóa vòm. Trên tường vẫn được xây theo hình thức trang trí đơn giản với nguyên tắc xây dựng đậm chất Pháp.

Phong cách kiến trúc Pháp Tiền thực dân

Một số công trình tiêu biểu của thời kỳ tiền thực dân. Như: Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Tòa thị chính. Một số nhà điều trị trong khuôn viên Quân y viện 108 và bệnh viện Hữu Nghị.

Phong cách kiến trúc Tân cổ điển

Công trình kiến trúc Pháp Tân cổ điển chủ yếu được thiết kế và xây dựng phục vụ nhu cầu của dân dụng. Với các chi tiết khá tinh xảo. Một số công trình được xây dựng theo kiểu thiết kế được áp đặt nguyên mẫu ở Pháp. Chúng ta có thể nhìn thấy một số công trình đặc trưng trong kiến trúc xây dựng Pháp trong thời kỳ này. Như: Phủ Toàn quyền (1902), Nhà Hát lớn (1901), Tòa án Chính phủ (1906). Nhà Khách Chính phủ (1919)…

Có thể thấy, từ chi tiết đồ họa đến phong cách xây dựng đều phảng phất nét cổ điển và bay bổng của Hy Lạp cổ điển. Bên cạnh đó cũng có sự sáng tạo mang phong cách hiện đại và uy nghiêm.

Phong cách kiến trúc địa phương Pháp

Từ những năm 1900, người dân Pháp đã bắt đầu chuyển sang Việt nam làm việc và sinh sống. Có lẽ họ muốn gợi nhớ về quê hương của mình. Nên đã cho xây dựng hàng loạt các biệt thự theo lối xây dựng kiến trúc ở quê nhà. Do đó, chúng ta có thể bắt gặp khá nhiều căn nhà cổ tại Hà Nội được xây dựng theo kiểu kiến trúc Pháp.

Tuy nhiên, để đơn giản hóa cũng như để phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Các kiến trúc địa phương pháp cũng có nhiều sự biết đổi và giản lược phần lớn các chi tiết. Thêm vào đó là bổ sung thêm nhiều tính công năng, thực dụng và dỡ bỏ những hình thức trang trí nguyên gốc.

Một số công trình tiêu biểu cho kiểu kiến trúc địa phương như: Grand Lycée AIber Sarraut (số 1B Hoàng Văn Thụ), Petit Lycée (số 8 Hai Bà Trưng), Trường nữ học Pháp (58 Trần Phú) và một số biệt thự tại khu Ngoại giao đoàn.

Chúng ta vừa tìm hiểu về phong cách kiến trúc Pháp, vậy kiến trúc Châu âu có những nét gì riêng biệt mà được yêu thích đến vậy cùng tìm hiểu nhé: Những phong cách kiến trúc Châu Âu được yêu thích nhất

Phong cách kiến trúc Art Deco

Tại Hà Nội, Kiến trúc Art Deco bắt đầu thịnh hành từ khoảng năm 1920 – 1930. Nguyên tắc xây dựng kiểu kiến trúc này đi theo mô hình hình khối kinh điển với nhau tạo thành một tổng thể hài hòa với nhau. Đồng thời, các kiến trúc sư cũng bổ sung thêm vào công trình hững hóa tiết trang trí bắt bắt bằng xi măng hoặc thạch cao tạo hình giống kiến trúc Pháp.

Chúng ta có thể cảm nhận lại vẻ đẹp đặc trưng của kiểu kiến trúc Art Deco cổ của Pháp tại Chi nhánh ngân hàng Đông Dương, nhà in IDEO (Tràng Tiền), công ty AVIA (Trần Hưng Đạo), Bưu điện (Đinh Lễ), các tòa nhà số 91 Đinh Tiên Hoàng…. Và những công trình biệt thự cổ được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc trên quận Ba Đình tới cuối các phố Bà Triệu, Hàng Chuối.

Phong cách kiến trúc Đông Dương

Đây được xem là lối kiến trúc pháp thịnh hành nhất tại Việt Nam. Bao gồm các khu vực Hà Nội và Sài Gòn. Kiểu thiết kế này kết hợp giữa kiểu kiến trúc nước Pháp và kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khmer với các bộ mái, ô văng che cửa lấy sáng và thông gió tự nhiên.

Chúng ta có thể tham quan, khám phá lối kiến trúc Đông Dương này tại các tòa nhà cổ được xây dựng trong thời kỳ này như: Tòa nhà chính Đại học Đông Dương (Lê Thánh Tông), Sở Tài Chính, Bảo tàng Louis (Phạm Ngũ Lão), viện Pasteur, Câu lạc bộ thủy quân (Trần Phú),…

Theo Doanh nhân việt nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *