“Trả lời câu hỏi của trẻ sẽ trở nên đơn giản hơn. Nếu các mẹ biết cách áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây. Các chuyên gia sẽ chia sẻ cụ thể. Ở độ tuổi mẫu giáo, một trong những hoạt động yêu thích của trẻ là hỏi, và hỏi “Vì sao”. Đôi khi có những câu hỏi thật sự hóc búa dễ làm cho bố mẹ đau đầu, nhức não. Trong khi bối rối, chúng ta có thể đưa ra những câu trả lời không thỏa đáng lắm. Hoặc làm trẻ bối rối hơn. Vậy, nếu có con trong độ tuổi hay hỏi, bố mẹ hãy lưu ý những điều này.”
Khi nghe trẻ hỏi một câu hóc búa, hãy suy nghĩ kỹ xem điều trẻ thật sự muốn hỏi là gì. Để trả lời một cách thỏa đáng và phù hợp. Nghĩa là thông tin đưa ra thích hợp với độ tuổi. Và khả năng nhận thức của con. Giải quyết đúng băn khoăn của con.
Suy nghĩ trước khi trả lời câu hỏi của trẻ
Bố mẹ hãy dừng 3-5 giây, đừng gấp gáp trả lời trẻ ngay, chúng ta có thể nói hớ. Thậm chí, hãy hỏi lại trẻ để làm rõ câu hỏi và điều mà trẻ muốn biết. Đây cũng là cách “mua” thêm thời gian để chúng ta suy nghĩ.
Ví dụ, bạn nhỏ có thể về hỏi bố mẹ: “Ông già NôEn có thật không mẹ?”. Đôi khi chúng ta sẽ rất lúng túng. Không biết nói thật hay nói dối con. Chúng ta có thể hỏi lại: “Sao con lại hỏi như vậy?”, thì có thể bạn nhỏ sẽ chia sẻ là nhóm bạn ở lớp có tin đồn râm ran là có thể ông già NôEn không có thật. Nhưng mọi người không tin. Vậy thì từ những thông tin của con. Cchúng ta có thể quyết định được câu trả lời mà không bị “hớ”.
Hoặc con có thể hỏi: “Tại sao mẹ phải đi làm vậy?” thì có thể suy nghĩ của con là: “Con muốn mẹ ở nhà chơi với con, mẹ đi con buồn lắm…”. Thì lúc đó việc chúng ta giải thích dài dòng về đi làm kiếm tiền, mua cơm, mua gạo,… sẽ không giúp trấn an cảm xúc của trẻ, không giúp trẻ cảm thấy an lòng.
Những câu trả lời tích cực
Nếu nhận ra cảm xúc của con và điều hướng, đánh lạc hướng sự chú ý của con qua một việc tích cực hơn như: “Mẹ biết là con không muốn mẹ đi. Lúc ở chỗ làm mẹ cũng nghĩ tới con đó, mẹ có một tấm ảnh của con ở bàn làm việc. Chiều về mình sẽ đọc tiếp quyển sách lúc sáng nhé.”
Và càng không nên nói là: “Mẹ cũng không thích phải đi làm đâu, nhưng mẹ phải đi.” Nếu nói như vậy, con sẽ cảm giác tiêu cực về việc “đi làm”, và nếu nghe cái ý đó quá nhiều trong quá trình lớn lên rõ là không tốt cho nhận thức của con. Nếu chúng ta không biết, hãy hẹn cho con câu trả lời vào một lúc khác, và giữ lời. Hoặc, hãy cùng con đi tìm câu trả lời, để việc học hỏi tìm tòi thông tin trở nên thú vị hơn, vui hơn. Con sẽ cảm thấy gần gũi với bố mẹ hơn.
Thật ra, trẻ nhỏ rất nhạy cảm, chỉ cần một sự thay đổi thái độ của bố mẹ cũng có thể làm cho trẻ trở nên hoặc là sợ hãi không bao giờ dám hỏi, tự đi tìm câu trả lời bằng cách khác, hoặc càng trở nên tò mò hiếu kỳ hơn, mà chúng ta có thể không bao giờ biết được con sẽ lén làm những gì nếu con giấu giếm và không chia sẻ với bố mẹ.
Trả lời câu hỏi của trẻ một cách thông minh
Việc con hỏi và trao đổi với bố mẹ, chứng tỏ con tin tưởng và con muốn học hỏi, nên đừng làm những việc chấm dứt mối quan hệ tích cực đó với con. Hãy luôn cho con cảm nhận được là bố mẹ luôn lắng nghe con, luôn dành thời gian cho con và luôn yêu thương con.
Đừng nói dối con, vì thường chúng ta sẽ hay quên mất những câu trả lời qua loa lấy lệ, nhưng con trẻ thì sẽ nhớ rất lâu. Nếu lần sau con hỏi lại mà chúng ta trả lời khác đi, con có thể sẽ không tin lời nói của bố mẹ lắm. Hoặc nếu con tìm thấy câu trả lời khác từ nơi khác, con sẽ không biết nên tin ai.
Không chê bai, hạ thấp, nổi nóng, lên giọng, tỏ vẻ khó chịu hoặc gạt phăng ý kiến của con. Không thể hiện thái độ tiêu cực hoặc khác lạ.
Ví dụ vài câu trả lời cụ thể:
Bố mẹ đã làm gì để tạo ra con?
Ở trẻ nhỏ, bố mẹ có thể trả lời rằng: “Bố mẹ có một cách ôm nhau đặc biệt để tạo ra con. Những người lớn yêu nhau sẽ có thể làm được.”
Tại sao chúng ta không được để lộ vùng kín, vùng nhạy cảm của cơ thể?
“Bởi vì những bộ phận đó trên cơ thể để làm những việc riêng tư không làm chỗ công cộng như là đi tè, đi bô, và khi chúng ta đi vệ sinh, phải vào phòng vệ sinh đóng cửa lại. Chỉ có bố mẹ, người thân thiết hoặc bác sĩ khi cần khám bệnh thì chúng ta mới có thể cho xem thôi. Nếu có ai khác bảo con cho xem, hay làm con khó chịu, thì hãy kể cho bố mẹ nghe nhé.”
Mẹ yêu con hơn hay yêu em hơn?
Với câu này thì đừng gợi lên những ý so sánh hơn kém ở anh chị em, ví dụ như đừng nói vì em ngoan hơn hay ăn giỏi hơn nên sẽ được yêu hơn. Có thể trả lời như:
“Con và em không giống nhau y hệt, nên cách thể hiện tình yêu dành cho con và em có thể khác nhau. Nhưng bố mẹ yêu thương hai chị em đều bằng nhau. Giống như con yêu cả bố và mẹ như nhau vậy đó. Cả hai con đều rất đáng yêu và quan trọng với bố mẹ.”
Theo phunuvagiadinh