Công nghệ VAR trong bóng đá đã và đang được sử dụng trong hầu hết các giải đấu. Cùng chúng tôi tìm hiểu về công nghệ hiện đại này trong bài viết dưới đây.
VAR là công nghệ hỗ trợ trọng tài mới nhất trong bóng đá. VAR sẽ gửi hình ảnh đến một màn hình đặt bên lề sân cỏ để trọng tài có thể xem lại bất cứ tình huống nào để đưa ra phán quyết chính xác.
Công nghệ VAR là gì?
VAR là viết tắt của cụm từ Video Assistant Referee. Có nghĩa là dùng hình ảnh video để hỗ trợ trọng tài trong việc nhận định một tình huống trong trận đấu. Tuy chúng ta hay nói là “công nghệ VAR”. Nhưng thật ra VAR là một hình thức giám sát trận đấu theo kiểu mới.
VAR gồm một đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn giám sát qua video. Đội ngũ này ngồi trong một phòng kỹ thuật được trang bị rất nhiều màn hình được kết nối với các máy quay ở mọi góc độ tại một sân bóng. Nơi đang diễn ra một trận bóng đá.
Các màn hình được sử dụng để giám sát đều là hàng đặc chủng. Có độ phân giải hình ảnh cao. Cung cấp hình ảnh sắc nét. Và có thêm những tính năng chia màn hình theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Để kỹ thuật viên so sánh vị trí của cầu thủ cũng như của trái bóng.
VAR ra đời nhằm giúp trọng tài đưa ra được những phán quyết chính xác trong các tình huống. Hay gây tranh cãi như việt vị. Để bóng chạm tay trong vòng 16m50. Những pha phạm lỗi nhanh và kín. Mức độ và bản chất của những pha phạm lỗi. Bàn thắng ma, bàn thắng hợp lệ hay không hợp lệ…
Rõ ràng, VAR cũng phần nào đó giống công nghệ Mắt Diều Hâu – Hawk Eye trong tennis. Tuy nhiên, nếu như Mắt Diều Hâu hỗ trợ trọng tài khá tốt. Không bị phàn nàn hay gây ra tranh cãi thì VAR càng lúc càng bị phản đối bởi thay vì làm giảm sự tranh cãi thì nó lại làm tăng sự tranh cãi.
Ai là người phát minh ra VAR?
Cha đẻ của VAR là Mike van der Roest, một trong những trọng tài có tiếng ở Hà Lan trước kia. Dù chưa bao giờ có cơ hội bắt các trận cầu quốc tế, tên tuổi Roest sẽ còn được nhắc đến trong nhiều thập niên nữa với phát kiến về VAR.
Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 27/6/2010, Roest ngồi nhà xem World Cup. Đó là trận tứ kết giữa ĐT Đức và ĐT Anh. Và một tình huống giữa trận khiến ông vô cùng băn khoăn. “Bàn thắng ma” của Lampard bị từ chối làm Roest bận tâm hơn cả kết quả cuối cùng của trận đấu.
Những ai còn nhớ về pha bóng tranh cãi đó hẳn còn nhớ sau cú sút của Lampard. Bóng đập xà ngang dội xuống đất, đi vào trong khung thành gần nửa mét rồi nảy ra ngoài.
Ở thời điểm ấy, ĐT Anh vừa ghi bàn rút ngắn tỷ số xuống còn 1-2. Mọi chuyện có thể sẽ rất khác nếu như bàn thắng của Lampard được công nhận. Nhưng thay vì hỏi ý kiến trợ lý, trọng tài chính Jorge Larrionda chỉ phẩy tay từ chối. Trận đấu kết thúc với tỷ số 4-1 nghiêng về ĐT Đức.
Ngay từ lúc đó, Roest đã nghĩ về sai lầm của trọng tài Larriond. Và cách để hạn chế những sai lầm đó. Roest liền nghĩ ra một hệ thống để hỗ trợ trọng tài ra quyết định chính xác.
Sau “bóng đá tổng lực”, người Hà Lan lại đi đầu trong “công nghệ hỗ trợ trọng tài tổng lực”. Goal-line chỉ là một bước đệm nhỏ để tiến tới VAR. Bây giờ VAR đã áp dụng ở những giải đấu hàng đầu thế giới như Premier League. Roest tin rằng VAR là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những trọng tài. Ông hiểu trọng tài cần được hỗ trợ để tránh xảy ra tai tiếng trong công việc vốn đã đầy tranh cãi này
Công nghệ VAR hoạt động ra sao?
Với Mike van der Roest là người nghĩ ra VAR. Đương nhiên bóng đá Hà Lan trở thành địa điểm đầu tiên được thí điểm. Để các chuyên gia của FIFA có thể thấy VAR vận hành như thế nào. Ảnh hưởng đến trận đấu ra sao. Từ đó có nên áp dụng hay không.
Bây giờ, trước mỗi trận đấu, ngoài những trợ lý trên sân, trọng tài chính còn có thêm một “trợ lý VAR”. Thay vì căng cờ hay bấm bảng điện tử thay người, trợ lý VAR không cần đến sân. Người đó có thể cách xa trọng tài chính cả ngàn km. Nhưng liên tục giữ liên lạc suốt trận đấu.
Trợ lý VAR ngồi xem trận đấu trước màn hình. Từ nhiều góc máy quay khác nhau rồi nhận định tình huống một cách khách quan nhất. Hình ảnh và video tình huống còn có thể được phát lại để trọng tài chính nhận định rõ ràng hơn.
Theo Bongdaplus