Nhiều người dân ở vùng cao vì nghe theo lời quảng cáo hấp dẫn đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua các sản phẩm kém chất lượng nhưng lại có giá thành cao. Đây là hình thức lừa gạt mua hàng kém chất lượng dựa trên sự cả tin, nhẹ dạ từ phía người dân nông thôn. Đặc biệt là người dân ở các vùng cao.
Dùng chiêu trò khuyến mại, bán hàng kém chất lượng
Sử dụng phương thức giới thiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, được lồng ghép với các chiêu trò khuyến mại. Sau đó bán ra các sản phẩm kém chất lượng. Đây đang là cách thức mà các nhóm đối tượng, tổ chức lừa đảo sử dụng rất phổ biến. Mục đích để lừa gạt người dân vùng cao mua hàng kém chất lượng, nổi bật là ở Điện Biên.
Ngoài sự nhẹ dạ, cả tin, ham hàng rẻ, ham đồ khuyến mại của đồng bào vùng cao. Thì nguyên nhân còn do sự quản lý lỏng lẻo, thờ ơ của các cơ quan chức năng tại những khu vực này.
Mất tiền từ những lời lừa gạt, chiêu trò
Theo người dân ở đây cho biết, ban đầu các đối tượng đến giới thiệu những mặt hàng có giá trị thấp như bóng điện, đèn pin, dao,… Họ yêu cầu mỗi người đặt cọc 100.000 đồng cho 1 sản phẩm. Đến cuối buổi, khi người dân đã nhận sản phẩm ưng ý. Họ lại hoàn trả toàn bộ số tiền đặt cọc trước đó. Với lý do là “công ty đang triển khai chương trình khuyến mại nên chỉ tặng quà”. Kèm theo đó là những lời hứa hẹn ngày hôm sau sẽ còn nhiều sản phẩm khuyến mại giá trị, hấp dẫn hơn.
Sau khi thu hút sự quan tâm, tham gia đông đảo của người dân. Các đối tượng này bắt đầu tung ra các sản phẩm có giá cao hơn và hứa hẹn sẽ làm hình thức tương tự. Nhưng lần này, sau khi ôm trọn hàng chục triệu đồng của những hộ dân nhẹ dạ. Các đối tượng ngay sau đó đã nhanh chóng lên xe bỏ trốn. Nhận ra mình bị lừa, tiếc tiền, nhiều người đã cố gắng liên lạc qua số điện thoại của công ty được in trên giấy mời.Tuy nhiên các số máy này đều thông báo không đúng hay không nhấc máy.
Người dân ở đây đã phải bỏ tiền ra, thậm chí vay mượn để mang về những sản phẩm kém chất lượng. Nhưng chúng lại có giá thành cao hơn so với giá của các sản phẩm cùng chủng loại. Đôi khi gấp đến rất nhiều lần. Người ít thì vài trăm nghìn, người nhiều thì từ vài triệu đến cả vài chục triệu đồng.
Lợi dụng lòng tin từ trưởng thôn, bản sau đó lừa gạt người dân
Ông Tòng Văn Huyên, Trưởng bản Cộng 2, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo cũng bức xúc cho biết. Việc các đối tượng này có thể dễ dàng lừa được người dân, đó là vì đã thông qua người đứng đầu địa phương để tạo lòng tin. Từ đó họ tổ chức các hội nghị giới thiệu sản phẩm với những lời mời chào hấp dẫn. Bản thân ông Huyên cũng bị lừa đến vài triệu đồng. Và ngoài ra cũng vô tình tiếp tay cho các đối tượng trên. Khi ông là người viết giấy mời và trực tiếp đến từng nhà huy động bà con tham gia hội nghị.
Liên quan đến nội dung này, ông Quàng Văn Sung, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ðông, huyện Tuần Giáo cho biết. Lý do chính quyền xã giới thiệu nhóm đối tượng này đến giới thiệu hàng Việt vì có giấy giới thiệu từ Công ty KYOTO. Dưới góc tờ giấy giới thiệu còn có xác nhận của Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Tuần Giáo. Chính vì vậy nên ông hoàn toàn tin tưởng.
Giả danh công ty uy tín để thực hiện lừa đảo
Chính quyền xã cũng hoàn toàn không nắm được sự việc các nhóm đối tượng này lợi dụng. Sử dụng việc giới thiệu hàng để lừa đảo người dân. Chỉ đến khi phóng viên yêu cầu làm việc mới vỡ lẽ ra. Rồi điện thoại cho các trưởng bản nêu trên để xác nhận thì hoàn toàn là đúng sự thật.
Nguồn: cafef