Mẹ bầu bị động thai nên ăn gì thì tốt? Lời khuyên từ bác sĩ

Mẹ bầu

Mẹ bầu bị động thai nên ăn gì tốt cho thai nhi? Dưới đây là những lời khuyên từ bác sĩ dành cho các mẹ. Cùng tham khảo nhé.

3 tháng đầu là thời kì khó khăn nhất đối với mẹ bầu. Bởi không chỉ là những cơn ốm nghén xuất hiện liên tục. Khiến cơ thể trong tình trạng mệt mỏi. Mà mẹ còn phải đối mặt với nguy cơ động thai, dọa sảy hoặc sảy thai. Nếu không có chế độ ăn uống hợp lý, tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ.

Khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên nhất của việc động thai. Như đau bụng dưới, đau lưng, ra máu hồng nhạt hoặc chảy thành từng giọt ở âm đạo… Bạn nên đến này bệnh viện vì rất có thể bạn đã bị động thai. Tiếp sau đó, mẹ cần thải tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ để thai nhi ổn định.

Thời gian này, chế độ dinh dưỡng của của các chị em bầu bí cần được tăng lên, phong phú và đủ chất. Những thực phẩm nên có trong thực đơn của mẹ bầu bao gồm:

Mẹ bầu bị động thai uống củ gai tươi

Củ gai tươi không chỉ là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng mà còn là bài thuốc chữa động thai được lưu truyền từ nhiều đời ở dân gian. Củ gai tươi có tính lành, không chứ chất độc. Trong thảo dược này có chứa hàm lượng acid chlorogenic, acid cafeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic. Chúng tốt cho việc tiểu đục, tiểu ra máu, cầm máu, an thai, dưỡng huyết và trị động thai. Do đó, củ gai tươi chính là thực phẩm số 1 trong thực đơn chữa động thai của bà bầu.

Lấy rễ rửa sạch, phôi khô, dùng khoảng 30g nấu với 600ml nước. Sau sôi còn 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Uống từ 1 – 2 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Hoặc mẹ bầu có thể dùng nấu với gà ác tiềm hạt sen và táo đỏ, móng giò, cá chép, cháo tía tô để trị động thai, an thai hiệu quả.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, mẹ bầu cần lựa chọn củ gai chất lượng, an toàn.

Mẹ bầu bị động thai ăn hoặc uống nước Mía

Theo đông y, mầm mía có vị ngọt, tính mát. Trong mía có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu: Carbonhydrat, nhiều acid amin, vitamin B1, B2, B6, C, Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… tốt cho các trường hợp tiểu ít tiểu dắt, mất nước khát nước, táo bón, nhiễm độc, thai nghén nôn ói phù nề, dọa sảy thai.

Mẹ bầu sử dụng 30g mầm mía, kết hợp với 30g củ gai, 20g ích mẫu, 80g củ ấu, 2g sà nhân. Các vị đều đem thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước uống trong ngày, mỗi ngày uống 2 lần.

Cháo đậu đen

Dùng túi vài đựng 30g dây tơ hồng sau đó bỏ vào nấu chung với 100g gạo tẻ ngon và đầu đen 50g chất lượng. Mẹ bầu chú ý nấu với lượng nước vừa đủ, đậu đen phải được vo sạch vỏ. Nên nấu loãng để không bị ngấy đồng thời giúp cơ thể mẹ hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Mẹ bầu bị động thai ăn cháo cá chép

Cá chép ngoài việc sắc với củ gai tươi còn có thể nấu cháo để bổ sung dinh dưỡng giúp mẹ bầu trị dọa sảy thai hiệu quả. Chuẩn bị cá chép 1 con (500g), gạo nếp 100g, gừng, gia vị cần thiết. Cho cá chép vào gạo nấu khoảng 20 phút với 500ml nước. Ninh cho gạo thật nhừ, nấu hơi loãng, cho thêm gừng với lượng vừa đủ đã được băm nhỏ để mẹ ấm bụng. Ăn ngày 1 lần, mẹ nên ăn liên tục trong 10 ngày.

Cháo bí ngô

Ngoài Vitamin A, B, E, trong bí đỏ còn chứa Vitamin T và K – đây là những loại vitamin rất hiếm có trong các thực phẩm giúp tổng hợp protit của máu và mô xương, làm đông máu và tạo các tế bào máu, ngăn ngừa một số dạng thiếu máu, hiệu quả trong việc chữa động thai.

Sử dụng 30g bí ngô, 50g gạo ngon, 20g đường mạch nha sau đó đun sôi thành cháo loãng. Một ngày nên ăn 1 bát lúc nóng.

Canh trứng gà ngải cứu

Canh trứng gà ngải cứu

Trứng gà kết hợp với ngải cứu la bài thuốc dân gian quen thuộc dùng để trị động thai hiệu quả. Mẹ bầu nên sử dụng thực phẩm này ở thai tháng thứ 2. Mỗi tuần nên nấu canh trứng gà ngải cứu 2 lần theo tỉ lệ 2 quả trứng : 15g ngải cứu.

Nước hạt sen trần bì tía tô

Lá tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kính phế – tâm – tyd, không chứa chất động rất tốt cho người ốm nghén, ai thai, chỉ huyết, chữa dọa sảy thai hiệu quả.

Mẹ bầu có thể áp dụng công thức chế biến sau: Tía tô 10g, trần bì 6g, hạt sen 60g. Sử dụng hạt sen đã bóc bỏ tâm bóc mang. Nên đun vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến khi gần chín thì cho tía tô, trần bì vào. Đùn đến khi hạt sen nhừ là được. Nên duy trì uống nước hạt sen trần bì tía tô ngày 2 lần.

Theo Sam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *