Nên cảnh giác khi thị trường chứng khoán tăng điểm nhảy vọt. Đây là ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu BIDV. Cùng lắng nghe phân tích.
TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố báo cáo nghiên cứu về đà tăng của thị trường chứng khoán Việt Nam gần đây.
Thị trường chứng khoán thay đổi liên tục
Nhóm tác giả cho biết, diễn biến phức tạp, kéo dài của dịch Covid-19 đã đang và sẽ là thách thức lớn với triển vọng phục hồi kinh tế. Và tiềm ẩn nguy cơ bất ổn với hệ thống tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thực, thị trường chứng khoán (TTCK) – vốn được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế đã và đang có những diễn biến khá khác thường.
Thậm chí có phần “đảo ngược” cho thấy dấu hiệu rủi ro có phần nào đang tích tụ. Có thể làm tăng mối quan ngại về rủi ro của thị trường tài chính toàn cầu. Báo cáo lần này sẽ giải mã đà tăng nhanh của TTCK. Và từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển bền vững TTCK Việt Nam.
Sau giai đoạn suy giảm mạnh trong nửa đầu năm 2020 của TTCK toàn cầu do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều TTCK đã và đang hồi phục và thậm chí tăng điểm mạnh trong 6 tháng cuối năm 2020 và tháng 1/2021.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái năm 2020 (ước tăng trưởng âm 4-4,5%), đang có dấu hiệu hồi phục. Nhưng vẫn còn khá mong manh. Do diễn biến dịch bệnh còn phức tạp. Hiện tượng có vẻ “đi ngược” hoặc “tăng nóng” của TTCK toàn cầu. Và một số TTCK các nước phần nào cho thấy diễn biến khác thường của TTCK. Đồng thời có thể phản ánh dấu hiệu rủi ro tăng dần.
Đã xuất hiện dấu hiệu rủi ro của thị trường chứng khoán
Theo quy luật, khi lãi suất thấp, dòng tiền thường có xu hướng chuyển từ các kênh đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm. Và chảy vào các lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao. Trong đó TTCK và BĐS và hệ quả tất yếu là giá cả của các kênh đầu tư sẽ tăng cao.
Cùng với việc hạ lãi suất, các gói kích thích kinh tế khổng lồ (bình quân khoảng 10%GDP, theo IMF tháng 10/2020. Và có thể lên tới 11-14%. Nếu tính các gói hỗ trợ bổ sung). Cao hơn 3-4 lần các gói kích thích giai đoạn 2008-2009 đã tạo thành một lực đẩy mạnh mẽ cho đà tăng của TTCK toàn cầu thời gian qua.
Với TTCK Việt Nam, con số gần 400.000 tài khoản F0 (tài khoản cá nhân) mới trong năm 2020, tăng 75% so với năm 2019. Điều này phần nào lý giải cho sự tăng mạnh của TTCK Việt Nam (đặc biệt HNXINdex).
Tuy nhiên, xu hướng này cũng có thể tiềm ẩn rủi ro, kém bền vững với 2 lý do.
Dòng tiền rẻ không ổn định
Một là, dòng tiền từ các nhà đầu tư trên thị trường có thể là từ các gói hỗ trợ vốn được kỳ vọng sẽ đi vào lĩnh vực sản xuất. Đầu tư tài sản cố định và tiêu dùng hơn là chứng khoán. Việc sử dụng dòng tiền rẻ một cách kém hiệu quả, không đúng mục đích có thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Làm trầm trọng thêm gánh nặng nợ của nền kinh tế vốn đã ở mức kỷ lục trong năm 2020. Do các gói kích thích kinh tế khổng lồ.
Theo Viện Tài chính quốc tế (IIF), tổng nợ toàn cầu tương đương 360% GDP vào cuối năm 2020. Cao hơn 160 điểm % so với năm 2009. Và tăng 40-45% trong vòng 3 năm.
Dòng tiền duy trì giảm sút
Hai là, dòng tiền duy trì xu hướng tăng điểm của TTCK chủ yếu là dòng vốn nội và nhà đầu tư cá nhân. Trong khi xu hướng giảm sút của dòng vốn ngoại chưa dừng lại. Hoặc mới dừng gần đây.
Tính chung trong cả năm 2020, các TTCK mới nổi chứng kiến lượng vốn rút ra khá lớn. Như Hàn Quốc (-21,8 tỷ USD), Israel (-19,1 tỷ USD). Đài Loan (-13,7 tỷ USD), Ba Lan (-11,5 tỷ USD), Thái Lan (-8,1 tỷ USD). Malaysia (-5,8 tỷ USD), Nam Phi (-6,9 tỷ USD), Brazil (-4,9 tỷ USD), Thổ Nhĩ Kỳ (-4,3 tỷ USD)…v.v. Sự giảm sút của dòng vốn ngoại là một nốt trầm trong sự đi lên của niềm tin thị trường.
Theo CafeF