Khối lượng công việc ngày càng nhiều cùng với quỹ thời gian hạn hẹp trong cuộc sống khiến nhiều bậc phụ huynh chọn cách “giao phó” con mình cho chiếc điện thoại thông minh. Thực trạng này có mặt ở khắp mọi nơi, từ gia đình đến trường học, quán ăn, bệnh viện… Các bác sĩ cho biết đây chính là một trong nguyên nhân gây nên tình trạng nghiện smartphone ở trẻ. Dưới đây là một trong những dấu hiệu nghiện smartphone của trẻ em hiện nay. Qua bài viết dưới đây nhé!
5 dấu hiệu chứng tỏ trẻ nghiện smartphone
Theo chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết tình trạng trẻ thường xuyên xem các chương trình trên điện thoại thông minh rất phổ biến. Do đó, để phân biệt giữa ranh giới của việc sử dụng điện thoại bình thường hay bất thường là điều không hề dễ.
Dưới đây là một số câu hỏi giúp phụ huynh “gỡ rối” thắc mắc: Liệu con mình có nghiện điện thoại hay không?
- Con bạn có trở nên tức giận, cáu kỉnh, lo lắng, thậm chí là gây hấn khi bị người thân lấy đi điện thoại hoặc không thể sử dụng?
- Trẻ có từ chối hoặc né tránh tham gia các sự kiện xã hội hoặc hoạt động ngoại khóa chỉ để tranh thủ sử dụng điện thoại hay không?
- Việc sử dụng điện thoại thông minh có ảnh hưởng tiêu cực đến việc vệ sinh cá nhân; tình bạn, mối quan hệ gia đình hoặc học tập của trẻ hay không?
- Việc sử dụng điện thoại thông minh có ảnh hưởng đến thói quen ngủ của con không?
- Có bất kỳ thay đổi lớn nào trong tâm trạng hoặc ăn uống của con mà bạn không có cách nào khác để giải thích?
Nếu trẻ đáp ứng với đa số câu hỏi; việc lệ thuộc điện thoại đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động hàng ngày của trẻ. Điều phụ huynh cần cân nhắc lúc này là đưa trẻ đến các cơ sở tâm lý để có sự can thiệp chuyên môn kịp thời. Nếu đa số câu trả lời là “không”; việc hướng dẫn và giúp đỡ trẻ điều chỉnh thời gian phù hợp cũng là điều thiết yếu.
Hội chứng TIC
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết; trẻ xem điện thoại thông minh, tivi nhiều sẽ có biểu hiện nháy mắt và giật cơ hàm, nhíu mũi. Ngoài ra, trẻ cũng vô thức phát ra các âm thanh như âm hèm trong họng, hít mũi, gằn giọng. Đây là dấu hiệu điển hình của hội chứng TIC.
“Để khắc phục tình trạng này, cách đơn giản nhất là phụ huynh phải khéo léo giúp trẻ rời xa chiếc smartphone hay máy tính bảng. Nếu trẻ đã thuộc dạng nghiện, mỗi ngày chơi nhiều giờ, khóc la; tỏ ra hung bạo khi bị lấy mất thiết bị, bạn nên giảm từ từ”, bác sĩ Tiến nói.
Với những bé chưa nghiện điện thoại; chỉ cần vài ngày giảm bớt thời gian là bé có thể từ bỏ được ngay. Còn với bé đã nghiện thiết bị công nghệ; các em sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc thay đổi thói quen này.
Cách tốt nhất để giúp bé “cai nghiện” là phụ huynh cắt giảm thời gian cho trẻ dùng điện thoại. Nếu trước đây, mỗi ngày bé chơi điện thoại suốt 2 giờ, bạn hãy cố giảm dần xuống còn một giờ. Tuần sau lại tiếp tục giảm nhiều hơn nữa. Bạn không nhất thiết phải ép trẻ tránh xa điện thoại hoàn toàn nhưng hạn chế càng nhiều càng tốt.
Bên cạnh đó, phụ huynh phải có phương án thay thế thiết bị công nghệ cho bé như đồ chơi phát triển trí tuệ; môn thể thao, trò vận động ngoài trời… Nếu duy trì thói quen này, sau một thời gian; tình trạng máy giật mắt, cơ hàm của bé sẽ từ từ giảm và hết hoàn toàn.
Xem thêm: Các cách bảo vệ trẻ sơ sinh trong những ngày mùa đông giá rét.
Nguồn: Zingnew
Tác giả: Hồng Phúc