Những nguyên nhân khiến trẻ em bị viêm tai giữa mẹ nên biết

Bệnh trẻ em

Trẻ em bị viêm tai giữa do nhiều nguyên nhân. Các mẹ nên hiểu rõ những nguyên nhân này để có biện pháp phòng bệnh hợp lý cho con.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở trẻ nhỏ. Nhiều số liệu thống kê cho biết, có đến khoảng 17 – 18% trẻ lên 3 tuổi bị viêm tai giữa, tỷ lệ này với trẻ trong độ tuổi 3 – 5 tuổi là khoảng 9%.

Viêm tai giữa ở trẻ có thể là tình trạng viêm tai giữa cấp hay mạn tính. Viêm tai giữa cấp là tình trạng nhiễm trùng tại tai giữa, bệnh thường xuất hiện sau viêm nhiễm hô hấp trên, rất hay gặp ở trẻ 6 – 18 tháng tuổi.

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm mạn tính không chỉ trong khoang tai giữa mà còn lan đến sào bào. Thượng nhĩ và xương chũm, thời gian chảy mủ tai đã kéo dài trên 3 tháng. Viêm tai giữa mạn tính có thể là dạng viêm mủ hoặc tiết nhầy mủ.

Nguyên nhân trẻ em bị viêm tai giữa

Ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Sức chống chịu còn kém nên các yếu tố gây bệnh điển hình là vi khuẩn, vi rút rất dễ xâm nhập gây viêm. Ngoài ra, cấu trúc tai của trẻ có đặc điểm ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang so với người trưởng thành. Vì vậy mà chất lỏng từ cổ họng và tai ngoài có vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào tai giữa gây viêm.

Do biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng không được xem xét điều trị đúng như viêm amidan, viêm VA, viêm xoang…

Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ cha mẹ nên chú ý:

  • Viêm tai giữa thường xuất hiện sau chứng cảm cúm. Nước mũi thường chuyển từ không màu sang vàng. Hoặc xanh trước khi nhiễm trùng tai xuất hiện.
  • Trẻ nhỏ hay sơ sinh thường có biểu hiện quấy khóc nhiều
  • Trẻ kêu đau tai hoặc không nghe được
  • Có thể sốt nhẹ
  • Thấy chảy dịch từ tai như có máu và mủ…

Điều trị trẻ em bị viêm tai giữa như thế nào?

Mỗi giai đoạn của bệnh viêm tai giữa lại có cách điều trị khác nhau. Qua thăm khám, tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp.

Điều trị có thể bao gồm điều trị thuốc, điều trị tại chỗ làm thuốc tai hay phẫu thuật.

Viêm tai giữa cấp

Điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân thường được bác sĩ xem xét trong trường hợp viêm tai giữa cấp giai đoạn sung huyết. Ở giai đoạn ứ mủ, bác sĩ thường phải trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ. Trường hợp màng nhĩ bị rách, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa thì làm thuốc tai có ý nghĩa quan trọng.

Viêm tai giữa mạn tính

Với thể viêm tai giữa tiết nhầy mủ, điều trị có thể bao gồm điều trị cục bộ (hút rửa tai khi có mủ, nhỏ thuốc tai). Điều trị nguyên nhân (viêm mũi xoang, amidan…) hay phẫu thuật mở thượng nhĩ dẫn lưu.

Với thể viêm tai giữa mạn tính mủ, điều trị có thể là dẫn lưu. Dùng thuốc kháng sinh hay phẫu thuật.

Phẫu thuật điều trị viêm tai giữa mạn tính mủ được xem xét. Trong trường hợp viêm tai giữa có kèm theo viêm xương chũm mạn tính, có biến chứng, có hồi viêm…

Theo Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *