Sàn giao dịch là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đầu tư. Vì vậy trước khi bắt tay vào đầu tư thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ về sàn giao dịch. Dưới đây là một số vấn đề cần nắm khi giao dịch chứng khoán trên sàn.
Giờ giao dịch chứng khoán online
Giao dịch chứng khoản không phải lúc nào mọi người muốn giao dịch là giao dịch được đâu. Bởi các sàn sẽ đưa ra khung giờ giao dịch nhất định, khung giờ này được quy định cụ thể và người có tài khoản chỉ được mua và bán trong thời gian đó mới được tính còn ngoài giờ đó thì không có hiệu lực.
- Sàn HOSE: Từ 9h00 đến 14h45 (trừ giờ nghỉ trưa)
- Sàn HNX, Upcom: Từ 9h00 đến 15h00 (trừ giờ nghỉ trưa)
- Giao dịch chứng khoán phái sinh: Từ 8h45 đến 14h45 (trừ giờ nghỉ trưa)
Phí giao dịch chứng khoán
Mức phí giao dịch được quy định bởi các công ty khác nhau nên sẽ không có sự đồng nhất. Vậy nên khi giao dịch mọi người nên chọn công ty nào có phí giao dịch thấp để thực hiện:
- Sàn SSI: 0,25% nếu là giao dịch online; Gọi điện tổng đài từ 0,25 -0,40% tùy vào số tiền giao dịch trong ngày; tiền vàng nhiều phí càng thấp
- Công ty chứng khoán HSC: Giao dịch online từ 0,15 – 0,20% và 0,15 – 0,35% tùy vào số tiền giao dịch trong ngày
Chi phí giao dịch giữa các sàn sẽ không chênh lệch nhau quá lớn; nhưng nếu chọn sàn có chi phí thấp vẫn có lợi hơn.
Phiên giao dịch chứng khoán
Một phiên giao dịch chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán, đầu tư chứng khoán giữa các chủ thể; và kết quả cuối cùng là cả người mua và người bán đều thỏa mãn sau khi kết thúc giao dịch chứng khoán.
Phiên giao dịch chứng khoản này được quy định thời gian; ví dụ như phiên giao dịch buổi sáng hoặc phiên giao dịch buổi chiều.
Thứ 7 giao dịch chứng khoán được không
Hiện nay 3 sàn giao dịch chứng khoản chính đó là HOSE, HNX và UPcom chỉ giao dịch vào giờ làm việc hành chính từ thứ 2 – thứ 6. Vào các dịp lễ Tết, thứ 7 và chủ nhật sẽ không có giao dịch.
Dấu hiệu cơ bản nhận diện sàn chứng khoán lừa đảo
Dưới đây là một vài dấu hiệu để mọi người tránh xa vào bẫy lừa đảo của các sàn chứng khoản:
- Sàn chứng khoản cam kết lợi nhuận: Đã đầu tư chứng khoán là sẽ có rủi ro; sàn nào cam kết lợi nhuận cao, khủng thì có thể đó là lừa đảo; bởi một miếng bánh ngon không bao giờ để cho mọi người bình thường nắm lấy trừ khi nó có vấn đề.
- Sàn ôm lệnh: Khi bạn đặt các khớp lệnh mua bán thì sàn ôm lệnh không cho mua hay bán do lỗi kỹ thuật hay vấn đề nào đó; nếu sàn nào có thông tin tiền sử này trước đó thì tránh càng xa càng tốt
- Sàn không có giấy phép kinh doanh, không có công ty chủ quản
- Sàn giao dịch giao dịch, mua bán trao đổi các mã cổ phiếu không có nguồn gốc; không có thông tin cụ thể nào
- Sàn giao dịch có hoạt động giao dịch; mở tài khoản đại lý phân quyền với các lời mời gọi giới thiệu để chia hoa hồng thì nên cẩn thận đó có thể là biến tướng của đa cấp công nghệ 4.0.
Nguồn: infofinance.vn