Kinh tế thế giới trong năm 2020 gặp ác mộng khi các biện pháp phong tỏa được triển khai để ứng phó Covid-19. Năm 2020 kết thúc để lại hàng loạt khoản nợ, hàng triệu người mất việc làm. Đối với kinh tế toàn cầu, năm 2020 kết thúc mang theo nhiều kỳ vọng cho tương lai. Một phần xuất phát từ quan điểm mọi chuyện sẽ không thể tồi tệ hơn được nữa. Sau đây là cái nhìn sơ lược về sự tàn phá khủng khiếp mà dịch bệnh đã gây ra cho thế giới trong năm 2020.
Chưa từng có tiền lệ trước đây
Tốc độ phục hồi của các nền kinh tế phát triển đang duy trì ở mức thấp hơn so với thời kỳ tiền khủng hoảng. Theo Chỉ số Chỉ tổng hợp của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD. Chỉ số dự báo những bước ngoặt của nền kinh tế trong khoảng thời gian 6 tháng.
Ngân hàng cắt giảm lãi suất
Trên quy mô toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách đã phải bật chế độ khẩn cấp. Các ngân hàng Trung ương các nước đã cắt giảm lãi suất xuống mức rất thấp. Để nhằm nới lỏng các điều kiện tiền tệ, giữ lãi xuất ở mức siêu thấp dưới cả 0%.
Tích cực cứu trợ
Chính quyền các nền kinh tế thế giới công bố những chương trình khẩn cấp mới. Nới lỏng định lượng quá mức, và các ngân hàng trung ương tiến hành mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ. Còn ở các Bộ Tài chính thì bắt đầu phát hành nợ để có tiền phục vụ cho những biện pháp đối phó với khủng hoảng.
Nợ chất chồng nợ
Đà chi tiêu chưa từng có tiền lệ của các chính phủ nhằm mục tiêu giảm thiểu những tác động tiêu cực từ các giai đoạn cách ly xã hội. Điều này đã đẩy tỷ lệ nợ công tăng lên. Tại một vài quốc gia, tỷ lệ nợ công hiện đang đạt mức cao nhất trong vòng nhiều thập kỷ qua.
Thị trường lao động thất nghiệp tăng
Với tất cả nỗ lực, các chính phủ vẫn không bảo vệ được việc làm của người dân. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao hơn nhiều so với hồi đầu năm 2020. Với một vài lĩnh vực kinh tế như du lịch và hàng không tình trạng thất nghiệp buộc kéo dài. Đã làm dấy lên lo ngại về những tổn thương kinh tế trong dài hạn.
Người nhập cư khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng cho thấy rõ những mặt trái của thực trạng bất bình đẳng. Các lao động nhập cư phải gánh các gánh nặng vì công việc của họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Họ cũng phải đối mặt với các rủi ro liên quan đến sức khỏe trong quá trình làm việc trên tuyến đầu đại dịch.
Tuy nhiên, lượng kiều hối vẫn duy trì được mức ổn định. Các giao dịch chuyển tiền từ những người nhập cư tại Mỹ về cho gia đình ở khu vực Mỹ Latin đang ở mức gần ngang bằng với năm 2019. Khả quan hơn rất nhiều so với dự báo giảm của Ngân hàng Thế giới hồi giai đoạn tháng 4/2020.
Thương mại bị giảm sút
Cho dù xuất hiện những lo sợ rằng sự đổ vỡ của các dòng chảy thương mại toàn cầu trong năm 2020 sẽ tồi tệ nhất kể từ sau Thế Chiến II. Sự sụt giảm trong năm vừa qua lại chỉ tương đương với giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Điều này phản ánh sự sụt giảm trong nhu cầu của người tiêu dùng đối với dịch vụ .Trong giai đoạn khi cường độ thương mại ở mức thấp.
Tân tổng thống Mỹ
Chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử tháng 11/2020 là thông tin tích cực đối với thương mại. Nếu như ông rút lại chính sách “Nước Mỹ trên hết” đã theo đuổi trong 4 năm qua. Điều đó có thể sẽ giúp ngăn chăn sự xáo trộn trong quá trình toàn cầu hóa. Một kết quả mà Blooomberg Economics tính toàn sẽ khiến cho GDP toàn cầu giảm 31.000 tỷ USD vào năm 2050.
Chuyển giao quyền lực
Bên cạnh những điểm lùi trong năm 2020, vẫn tồn tại ở mặt nào đó sự tiến bộ. Phụ nữ đã vươn lên một vị thế mới khi nắm trong tay quyền lực kinh tế. Với việc cả 2 quốc gia là Mỹ và Canada lần đầu tiên có các Bộ trưởng Tài chính là nữ.
Nguồn: cafef